Vật liệu xây dựng là gì?
Vật liệu xây dựng là các loại vật liệu, nguyên liệu phục vụ trong ngành xây dựng, chúng có thể là các sản phẩm hữu cơ, vô cơ, kim loại có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo, được sử dụng với mục đích xây dựng lên các công trình. Trong tự nhiên, vật liệu đáp ứng nhu cầu xây dựng tồn tại ở dạng đất sét, đá, gỗ, cành cây, lá cây,… được sử dụng trong các kĩ thuật xây dựng.
Sản xuất vật liệu xây dựng là một ngành quan trọng trong kinh tế của nhiều quốc gia, ngành này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành xây dựng, góp phần lớn thúc đẩy phát triển kinh tế. Vật liệu xây dựng có nhiều công dụng hơn là chỉ xây dựng vật lí.
Vật liệu xây dựng tạo nên những cấu trúc vững chắc như bê tông, thép thường được dùng để chịu lực bởi có độ bền cao. Nhiều loại vật liệu cũng có thể cách âm, cách nhiệt cho công trình tạo ra không gian yên tĩnh không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Chúng mang đến khả năng an toàn và chống cháy, nâng cao tính thẩm mỹ hay bền vững với khả năng tái chế. Ở những trường hợp khác nhau, có thể đáp ứng được những nhu cầu cụ thể.
Phân loại vật liệu xây dựng
Có rất nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau bởi sự phát triển đa dạng của ngành xây dựng, để có thể gọi tên và nhận biết một cách rõ ràng các loại vật liệu xây dựng, người ta chia thành các loại sau:
LOẠI 1: Vật liệu xây dựng cơ bản
Nhóm bao gồm các loại vật liệu xây dựng cho phần thô công trình.
Xi măng: Loại vật liệu quen thuộc không thể thiếu ở tất cả các công trình xây dựng, loại vật liệu này ở dạng bột, mịn màu xám đen. Xi măng thường được phối trộn với các vật liệu khác để làm chất kết dính, khi khô lại sẽ rất chắc chắn
Cát, đá, sỏi: Những loại vật liệu này được pha trộn với xi măng để tạo nên hỗn hợp bê tông trong xây dựng.
Gạch: Thường tồn tại ở dạng viên hình hộp chữ nhật. Được liên kết với nhau bằng vữa, tạo hình cho công trình bằng việc xây xếp chồng lên nhau.
Sắt thép: tồn tại ở dạng thanh hoặc cuộn, là trụ cột cho các công trình, tạo nên sự vững chắc cho kết cấu.
LOẠI 2: Vật liệu kết cấu
Vữa: Là hỗn hợp được trộn từ xi măng, cát và nước, được dùng làm chất kết dính cho tường gạch, được trộn với nhau bằng tỉ lệ nhất định. Vữa cũng được dùng để trái các mặt của bức tường sau cho phẳng và mịn.
Bê tông: hỗn hợp gồm xi măng, cát, đá và sỏi, khi khô lại sẽ tạo nên một khối cứng, có khả năng chịu lực rất tốt.
LOẠI 3: Vật liệu hoàn thiện
Sau quá trình hoàn thiện phần thô, tiếp đến bước hoàn thiện, các loại vật liệu hoàn thiện như gạch ốp tường, sơn, sàn nhà, trần, thiết bị vệ sinh,…
LOẠI 4: Vật liệu ngoại thất
Ngoại thất được sử dụng nhằm mục đích trang trí cho tính thẩm mỹ bên ngoài căn nhà, các loại vật liệu ngoại thất thường có chất liệu như nhôm, sắt, gạch,… để tăng khả năng bền bỉ và chịu được những yếu tố thời tiết thay đổi thường xuyên.
Trong bài viết này, chúng ta đã được hiểu về khái niệm vật liệu xây dựng là gì cũng như việc phân loại chúng. Để có được một xã hội phát triển như ngày nay, vai trò của vật liệu là không hề nhỏ, sự phát triển của ngành vật liệu nói riêng và ngành xây dựng nói chung là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, việc sử dụng chúng cần hiệu quả hơn để tối ưu tài nguyên sử dụng, đóng góp vào việc giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Tăng cường phát triển, nghiên cứu các loại vật liệu thông minh, có khả năng tái chế và thân thiện hơn với môi trường sẽ là tương lai của ngành vật tư xây dựng.
Vật liệu xây dựng tốt, chất lượng sẽ đảm bảo cuộc sống, an toàn cho con người, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của công trình. Tạo nên những không gian sống phong phú, đa dạng, thúc đẩy sự đổi mới trong kiến trúc và xây dựng. Sự phát triển của ngành vật tư xây dựng trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của xã hội. Bởi vậy mà việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để phát triển các loại vật liệu xây dựng là vô cùng quan trọng để xây dựng một môi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn, bền vững hơn cho thế hệ sau này.